Hạt giống vừng đen (mè đen) Xứ Nghệ

200.000

Cây Vừng đen là gì?

Cây Vừng đen trong dân gian còn gọi là mè đen, còn trong đông y thì có nhiều tên khác như Chi ma, Hồ ma, Hồ ma nhân, du tử miêu, cự thắng tử, bắc chi ma. Tên khoa học là Sesamum indicum, thuộc họ vừng (tên danh pháp khoa học là Pedaliaceae).

Cây thân thảo có long mềm, cao 60 – 100cm. Lá mọc đối, đơn, nguyên cuống, hình bầu, thon hẹp ở hai đầu. Hoa trắng mọc đơn độc ở nách. Qủa nang kép dài, có lông mềm. Hạt nhiều, thuôn, vàng nâu hay đen, hơi bị ép dẹp, có nột nhũ.

Phân bố:

Cây Vừng đen được trồng ở hầu hết các tỉnh trên đất nước Việt Nam ta, đặc biệt nhiều ở các tỉnh thuộc miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,… .

Bộ phận dùng:

Bộ phận dùng chính của cây Vừng đen là hạt vừng.

Thu hái cây vào khoảng từ tháng 6 – tháng 8. Cắt toàn cây, phơi khô, đập lấy hạt rồi lại phơi khô. Khi dùng, đồ thật kỹ, phơi khô sao vàng. Ngoài ra còn ép lấy dầu vừng.

Thành phần hóa học:

Hạt vừng chứa tới 40 – 50% là dầu màu vàng, 5 – 8% là nước, 20 – 22% là protein,… . Ngoài ra còn có lipid, glucid, chất khoáng như Ca, P, K,… .

Quy cách đóng gói: 100 gram ( có gói lớn 500 gram – 1 kg)